Kiến trúc sư Nguyễn Thế Trung nêu đề hướng tại tọa đàm “Hà Nội cần có một nhà ga trung tâm”
Nguyễn Thế Trung xuất thân trong gia đình chính trị trí thức nghệ thuật. Anh từng tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành kiến trúc và nội thất tại Châu Âu. Trở về nước với nhiều tâm huyết dành cho niềm đam mê kiến trúc, anh đã phát triển thành công thương hiệu thiết kế riêng của mình, sáng tạo nhiều công trình với thiết kế độc đáo được giới chuyên môn đánh giá cao. Anh đã đạt nhiều giải thưởng danh giá: kiến trúc sư đầu tiên nhận giải thưởng doanh nhân tâm tài Asean 2019, người tiên phong đem công nghệ xanh – công trình xanh vào công trình Việt.

Ga Hàng Cỏ (Ga Hà Nội ngày nay) không chỉ đơn thuần là một nhà ga của những chuyến tàu đi và đến, mà nó đã trở thành một công trình lịch sử, gắn liền với những biểu tượng của Hà Nội. Mới đây, Cục Đường sắt Việt Nam đã lấy ý kiến về quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP Hà Nội, trong đó đề cập đến ga Hà Nội khi hình thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải nghiên cứu rất thấu đáo, toàn diện và khảo sát kỹ lưỡng nhiều khía cạnh, góc độ để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, bền vững và mang bản sắc văn hóa, gìn giữ yếu tố lịch sử của ga Hà Nội.

Trước nhiều ý kiến trái chiều, chương trình Hà Nội 18:00 đã dành thời lượng để bình luận, phân tích về chủ đề này với sự tham gia của Thạc sĩ – kiến trúc sư – nhà thiết kế nội thất Nguyễn Thế Trung, nhà sáng lập công ty IlSole Architecture – thương hiệu thiết kế nội thất uy tín. Tuy hoạt động chính trong lĩnh vực thiết kế nội thất nhưng anh Trung nghiên cứu và có sự am hiểu sâu sắc trong ngành kiến trúc sau thời gian tu nghiệp tại Anh, Ý và một số quốc gia Châu Âu.

Theo anh: “dù ở góc độ là một người dân hay là một kiến trúc sư thì việc ga Hà Nội trong suốt thời gian dài bị bỏ bê, khai thác một cách kém hiệu quả là một sự lãng phí vô cùng lớn. Ở các quốc gia khác trên thế giới, những công trình lớn như quảng trường, nhà hát lớn hay là nhà ga trung tâm đều trở thành những công trình mang tính biểu tượng, không chỉ là đối với thành phố mà còn với cả quốc gia”.
Về xu hướng, các đô thị trên thế giới hầu như đều có một nhà ga trung tâm như: Luân Đôn (Anh), Tokyo (Nhật Bản), New York … mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế, văn hoá, du lịch, trở thành đầu mối trung chuyển cho một tổ hợp giao thông đa phương tiện. Cùng với tốc độ đô thị hoá đang diễn ra rất nhanh tại Hà Nội hiện nay, yêu cầu về một mạng lưới phương tiện là rất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Về giá trị, kiến trúc sư Nguyễn Thế Trung nêu bật một số ưu điểm của ngành đường sắt như: không phải duy tu, bảo dưỡng nhiều; có thể chở được số lượng hành khách, hàng hoá lớn, vận tốc nhanh, diện tích xây dựng lại không nhiều. Chính vì vậy, nhà ga trung tâm đóng vai trò quan trọng với nhiều lợi ích khác nhau từ kinh tế, văn hoá, lịch sử, du lịch và giao thông. Trong đó, dẫn chứng tại nhà ga trung tâm Tokyo – Nhật Bản, với tốc độ phát triển của thành phố này, nhà ga trung tâm trở thành giải pháp tránh ách tắc giao thông, lợi ích được nhân lên rất nhiều lần khi nhà ga 100 năm tuổi trở thành đầu mối trung chuyển trong mạng lưới giao thông đa phương tiện. Qua đó cũng minh chứng được rằng, dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ làm tăng lợi ích của nhà ga Hà Nội.

Có một điểm chung là nhà ga trung tâm ở Luân Đôn, Tokyo hay New York đều là những nhà gà cũ kỹ “thoát án tử” phá bỏ khi được đầu tư xây dựng lại với các lối kiến trúc hiện đại, độc đáo. Phát triển trở thành một nhà ga trung tâm mang tính biểu tượng thu hút khách du lịch ghé thăm.
Trong khi đó, ga Hà Nội cũng đã có 100 năm tuổi, so sánh về mặt kiến trúc cũng như vị trí đô thị, kiến trúc sư Nguyễn Thế Trung đánh giá: ga Hà Nội như một viên ngọc của ngành kiến trúc, cùng với định hướng phát triển đô thị của Hà Nội là đô thị nén – tăng mật độ xây dựng, giảm mật độ giao thông, từ đó nhường chỗ cho cảnh quan và cây xanh. Đặc biệt cần có những công trình mang tính biểu tượng cao về văn hoá và lịch sử để làm điểm nhấn về mặt nghệ thuật và bản sắc đô thị thì nhà ga Hà Nội đạt đủ mọi tiêu chí để trở thành biểu tượng của Hà Nội và rất cần thiết để bảo tồn, cải tạo và phát triển.
Cùng BTV Thanh Vân, kiến trúc sư Nguyễn Thế Trung hoàn toàn thống nhất với dự án quy hoạch, hình thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Anh đánh giá, việc bảo tồn, trùng tu, phát triển nhà ga trung tâm Hà Nội chắc chắn sẽ mở ra một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển đô thị, một nhà ga trung tâm Hà Nội với vai trò là gạch nối thời gian giữa quá khứ – hiện tại – tương lai sẽ là biểu tượng mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, góp phần phát triển du lịch, giải quyết ùn tắc giao thông. Anh còn đưa ra phương án, nếu nhà ga trung tâm Hà Nội cải tạo theo hướng bên trên là đường sắt, bên dưới là tàu điện ngầm thì sẽ đem lại lợi ích kinh tế rất lớn.

Nói về cá nhân, anh Nguyễn Thế Trung nổi tiếng trong ngành không chỉ bởi anh là một kiến trúc sư- nhà thiết kế trẻ tràn đầy nhiệt huyết, đam mê và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, mà còn bởi cá tính và phong cách khác biệt của anh trong từng thiết kế.
Với những lợi ích của một nhà ga trung tâm sầm uất tại thành phố Hà Nội trong tương lai. Tin chắc rằng, chúng ta cũng sẽ sở hữu một nhà ga trung tâm mang tính biểu tượng không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Theo nguồn tin chương trình Hà Nội 18:00 – HTV- Đài truyền hình Hà Nội.